Hậu quả của biến đổi khí hậu mang đến những tác động gì? Trái đất đang nóng lên từng ngày, đây là vấn đề mà cả nhân loại đang phải đối mặt. Ngoài ra còn rất nhiều những tác động tiêu cực khác.

Nhiệt độ Trái Đất tăng từng ngày

Hậu quả biến đổi khí hậu đầu tiên phải nhắc đến chính là sự “nóng lên” của bầu khí quyển. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do khí nhà kính tăng lên, kéo theo sự tăng cao của nhiệt độ toàn cầu.

Từ năm 1980 trở đi, nhiệt độ mỗi năm đều tăng lên, thập kỷ sau nóng hơn thập kỷ trước. Không chỉ một khu vực mà gần như tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều ghi nhận nhiệt độ trung bình tăng lên, nhiều ngày nắng nóng và nhiều đợt sóng nhiệt hơn.

  • Hậu quả của biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao cũng gia tăng các bệnh lý có liên quan, khiến các hoạt động ngoài trời trở nên khó khăn hơn.
  • Những rủi ro như cháy rừng, cháy khu dân cư cũng được đẩy lên mức báo động đỏ vì dễ xảy ra và lây lan nhanh hơn, đặc biệt trong mùa nóng.
Hậu quả của biến đổi khí hậu nhiệt độ tăng
Hậu quả của biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên

Ngập mặn tăng do nước biển dâng lên

Tác hại của biến đổi khí hậu là làm cho nhiệt độ tăng cao hơn, từ đó các lục địa băng, sông băng, biển băng hay thậm chí là băng ở hai vùng cực cũng tan chảy làm tăng lượng nước đổ vào biển. Đó là lý do vì sao mực nước biển đang ngày một dâng lên, lấn chiếm bãi bồi, đe dọa các khu vực ven biển.

  • Việc nóng lên toàn cầu cũng làm cho nhiệt độ của nước biển cũng tăng mạnh ở mọi độ sâu.
  • Kết hợp với việc hấp thu quá nhiều carbon dioxide đã tăng độ acid trong nước biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đại dương.

Ngay ở nước ta, hiện tượng ngập mặn ở các tỉnh miền Tây là một minh họa thực tế cho hiện tượng nước biển tăng. Đồng thời, đi kèm với việc nước biển tăng chính là nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt của con người sẽ bị giảm lại.

Lấy ví dụ từ nguồn cung cấp nước cho sông Hằng, núi băng Hy Mã Lạp Sơn. Hậu quả là làm cho núi băng ở đây giảm dần và nước sông Hằng đang co lại 37m/năm.

Phá hủy hệ sinh thái từ hậu quả của biến đổi khí hậu

Lượng carbon dioxide trong không khí tăng lên sẽ đe dọa đến sự tồn tại của cả sinh vật dưới nước cũng như trên cạn. Ảnh hưởng, thậm chí là phá hủy nghiêm trọng các hệ sinh thái.

Ví dụ như:

  • Các rạn san hô dưới biển ngày càng giảm.
  • Các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh gấp 1000 lần trong mọi cột mốc của lịch sử loài người.
  • Hệ sinh thái dưới nước, trên cạn đều chịu sự phá hủy từng ngày.
  • Mưa acid, nước biển nóng lên, hiệu ứng nhà kính, cháy rừng… đang làm “chết dần” môi trường sống tự nhiên.
Hậu quả của biến đổi khí hậu phá hủy hệ sinh thái
Thời tiết cực đoan đang phá hủy dần hệ sinh thái

Biến đổi khí hậu tác động đến sự đa dạng sinh học

Hay chính xác hơn thì biến đổi khí hậu đang tác động làm mất đa dạng sinh học. Nguyên nhân của vấn đề này chính là tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên làm hệ sinh thái bị phá hủy như đã phân tích trên đây.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất còn tăng thêm nữa:

  • Hơn 50% động thực vật sẽ biến mất vào năm 2050.
  • Đất đai bị hoang hóa.
  • Nước biển tăng dẫn đến diện tích bị ngập mặn nhiều hơn đồng nghĩa môi trường sống bị thay đổi.
  • Các loài động thực vật kể cả con người phải tìm cách di cư để tìm ra môi trường sống phù hợp, như loài cáo đỏ từ Bắc Mỹ đã di cư lên Bắc Cực.

Điều đó đồng nghĩa không gian sinh tồn sẽ hạn hẹp lại, sự cạnh tranh sẽ cao hơn và đặc biệt là có loài di cư được, loài không. Và nếu có di cư thì chắc chắn môi trường mới cũng dần dần bị phá hủy.

Hậu quả của biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán

Tác động và hậu quả của biến đổi khí hậu trực tiếp mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng khô hạn kéo dài. Trong khi một số nơi trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt triền miên thì phần lớn còn lại phải chịu cảnh hạn hán kéo dài.

  • Làm cạn kiệt nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và trồng trọt.
  • Sản lượng lương thực đang ngày một giảm sút và thiếu hụt, một số nơi trên thế giới đang và sẽ đối diện với nguy cơ đói khát.

Ngay thời điểm hiện tại, các quốc gia tại Châu Phi, Ấn Độ, Pakistan đang gặp phải tình trạng thiếu hụt trầm trọng nước canh tác, sản lượng từ nông nghiệp giảm từ 30% và có thể lên tới 50% so với thập kỷ trước.

Hậu quả của biến đổi khí hậu hạn hán
Hạn hán đang kéo dài ở nhiều khu vực

Bão lụt tăng dần là hậu quả của việc biến đổi khí hậu

Trong vòng 30 năm trở lại đây, số lượng những cơn giông bão với cấp độ mạnh đã tăng lên gấp đôi. Đây chính là hậu quả của biến đổi khí hậu đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Nguyên nhân chính là do:

  • Nhiệt độ ngày một tăng cao.
  • Lượng nước bốc hơi càng nhiều dẫn đến mưa lớn và ngập lún ngày một trầm trọng thêm.
  • Những vùng nước ấm trên mặt đại dương làm cho các cơn bão nhiệt đới mạnh thêm, dữ dội hơn.

Đe dọa đến sức khỏe con người

Hậu quả của biến đổi khí hậu tạo thêm nhiều mối đe dọa đến sức khỏe con người. Nhiệt độ tăng cao, bão lụt hay khô hạn đều là môi trường sống lý tưởng để các loài như ruồi muỗi, ký sinh trùng, chuột và nhiều loài động vật mang mầm bệnh khác phát triển mạnh.

Ngoài ra điều này còn làm tình trạng ô nhiễm không khí, nạn đói thiếu dinh dưỡng, các bệnh lý về tim mạch và đường hô hấp đều tăng mạnh. Theo thống kê từ tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 13 triệu người chết do các thay đổi cực đoan của thời tiết.

Tra cứu chỉ số chất lượng không khí hàng ngày để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe kịp thời.

Hậu quả của biến đổi khí hậu dịch bệnh
Dịch bệnh lan tràn khắp mọi nơi

Thiệt hại nặng nề về kinh tế

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho nền tế toàn cầu. Thiên tai ngày càng nhiều và trầm trọng:

  • Bão lớn.
  • Lũ lụt.
  • Xâm nhập mặn
  • Đất đai hoang hóa.
  • Mực nước biển dâng
  • Thiếu hụt nguồn nước ngọt làm cho mùa màng thất bát.
  • Giảm mạnh sản lượng cây nông – công nghiệp gây thiệt hại hàng tỉ đô la mỗi năm.
  • Các chính phủ cũng phải chi ra một lượng ngân sách khủng để khắc phục hậu quả để lại sau bão lũ hay dịch bệnh.
  • Lợi nhuận thu về từ các ngành công nghiệp, du lịch đều giảm sút đáng kể.
  • Giá cả ngày càng leo thang gây ra những bất ổn về cả kinh tế và chính trị của các quốc gia.

Di dân, nghèo đói, xung đột và căng thẳng chính trị

Từ tất cả những phân tích trên bạn có thể thấy, đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ hậu quả của biến đổi khí hậu chính là nhân loại, là con người. Thiên nhiên khắc nghiệt sẽ gây ra:

  • Thiếu thốn lương thực.
  • Di dân là hệ quả tất yếu.
  • Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các xung động thậm chí là căng thẳng về mặt chính trị hay thăng cấp thành chiến tranh.

Lấy dẫn chứng cụ thể nhất đó chính là xung đột ở Darfur (Sudan), theo phân tích nguyên nhân chính yếu là do vùng này trong 20 năm không có mưa hay chỉ có một lượng mưa rất nhỏ.

Hậu quả của biến đổi khí hậu nạn đói
Di dân, đói nghèo là hệ quả mà nhân loại đang gánh chịu

Lời kết

Hậu quả của biến đổi khí hậu đang gây ra tác động đến nhân loại trên toàn cầu. Sự ảnh hưởng không chỉ đơn thuần chỉ là thiệt hại kinh tế hay đe dọa sức khỏe mà thật sự mang tính hủy diệt. Do đó, mỗi người phải nhận thức được mối hiểm họa này và chung tay để ngăn chặn điều đó ngay từ bây giờ.