Mực nước biển dâng là gì không phải ai cũng biết nhưng hiện tượng tự nhiên này đang là vấn đề cấp bách đối với toàn thể nhân loại. Không xảy ra thường xuyên nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn tới Trái Đất.
Mực nước biển dâng là gì?
Mực nước biển dâng hiểu đơn giản là sự dâng lên của nước ở đại dương so với mức trung bình vốn có. Tác động chủ yếu do biến đổi khí hậu, do bão hoặc một số tác động tự nhiên khác nhưng không bao gồm triều cường. Ngoài ra một vài nghiên cứu cho thấy hiện tượng nước biển dâng là do nóng lên toàn cầu gây ra.
Tại Việt Nam cụ thể tăng khoảng 2 – 4 mm/năm. Kịch bản biến đổi khí hậu mà Bộ TN&MT công bố trước đó cho thấy nếu mực nước biển dâng lên hơn 100cm, ảnh hưởng tới cuộc sống con người là điều chẳng thể tránh khỏi.
Trong khi đó miền Trung tính từ Thanh Hóa đổ vào Bình Thuận sẽ ảnh hưởng 1,53% vùng ven biển. Riêng tp.HCM sẽ chịu tác động lớn từ hiện tượng này với 17,15% diện tích bị ngập. Thậm chí là 47,29% tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tình trạng mực nước biển dâng qua các năm
Trong những thập kỷ vừa qua mực nước biển dâng cao từng năm:
- Trước thế kỷ XX, trung bình khoảng 0,1 mm/năm.
- Vào thế kỷ XX, tốc độ mực nước biển dâng tăng lên khoảng 1,7 mm/năm.
- Tổ chức khí tượng thế giới đã cảnh báo vào ngày 21/4 về hiện tượng nước biển dâng cao trên toàn cầu. Mức ghi nhận gấp đôi so với thập niên 1993 – 2002 trước đó trung bình khoảng 3,3 mm/năm.
- WMO tiếp tục thông tin, vào thời điểm 2013 – 2022 trong báo cáo tàn phá của BĐKH. Theo đó, mức dâng đạt trung bình 4,62mm/năm, tức gấp đôi thập niên 1993-2002. Nguyên nhân được cho là nhiệt độ tăng và sông băng tan chảy nhanh.
- Tính đến nay mức nước biển dâng trung bình trên Trái Đất đã tăng hơn 10cm. Hiện tượng này đã đe dọa trực tiếp tới thành phố ven biển hay các quốc gia vùng trũng. Trong tương lai chắc chắn sẽ còn dâng cao hơn nữa.
- IPCC – Ủy ban chính phủ về BĐKH dự đoán rằng nước biển tiếp tục dâng lên dao động từ 0,26 – 0,98 m vào thời kỳ cuối thế kỷ XXI.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nước biển dâng
Lý do mực nước biển dâng là gì? Vấn đề này hiện nay nhận được khá nhiều quan tâm từ dư luận. Trong bối cảnh biến đổi môi trường ngày càng trầm trọng và có hệ lụy khôn lường.
Khí hậu có nhiều thay đổi
Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến biến đổi khí hậu đã khiến cho mức nước biển dâng cao hàng năm.
- Nhiệt độ Trái Đất tăng làm nước bên trong đại dương nóng dần lên, giãn nở. Khi đó thể tích nước tăng đột biến là nguyên nhân khiến chúng dâng mạnh.
- Nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng làm cho khối băng như núi băng, sông băng hay các chỏm băng tan chảy. Khi đó một lượng lớn nước khổng lồ giải phóng vào đại dương, nước dâng cao.
- Biến đổi khí hậu khiến cho lưu thông đại dương bị thay đổi rõ rệt. Sự dồn tụ nước ở một vài khu vực diễn ra làm cho nước tăng dần mỗi năm ở các đại dương.

Nguyên nhân từ con người
Tác động mực nước biển dâng là gì từ con người? Phải nói rằng có sự ảnh hưởng khá lớn từ những hoạt động hàng ngày.
- Khai thác nước ngầm một cách vô tội vạ, quá mức khiến cho lượng nước lưu trữ dưới đất bị giảm mạnh. Nước biển cần bồi lấp kịp thời khoảng trống này và vô tình dâng cao hơn.
- Dự án chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp hay khu đô thị khiến khả năng hấp thụ nước của đất giảm. Một lượng nước lớn sẽ trực tiếp chảy ra sông hồ, đại dương và từ đây chúng dâng cao hơn.
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường bởi các hoạt động công nghiệp, sản xuất, dịch vụ,… Khả năng hấp thụ CO2 của đại dương bị giảm rõ rệt, quá trình BĐKH diễn ra nhanh hơn. Đây là cũng nguyên nhân khiến cho nước biển dâng mạnh.

Nguyên nhân khác
Ngoài khí hậu và con người còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này. Bao gồm:
- Hoạt động khai thác khoáng sản, nước ngầm và một số hiện tượng địa chất tự nhiên. Hệ lụy là sụt lún khiến nước biển dâng cao xâm nhập mặn vào đất liền.
- Những trận bão cùng triều cường mạnh khiến xói mòn bờ biển tăng cao. Khu vực ven biển ngập lụt và nước biển từ đó cũng dâng mạnh hơn.
Hậu quả của mực nước biển dâng cao
Tác hại của nước biển dâng ảnh hưởng lớn đến toàn cầu đặc biệt các quốc gia vùng trũng. Hiện tượng gây ra nhiều hệ lụy, những hiểm họa thiên tai khiến cuộc sống của con người và hệ sinh thái bị liên đới.
Lũ lụt
Khu vực ven biển dễ dàng bị lũ lụt khi có bão cùng triều cường. Lũ lụt gây ra bởi nước biển dâng cao gây thiệt hại về người cùng tài sản. Do đó đời sống kinh tế của con người ảnh hưởng không nhỏ, môi trường xung quanh bị ô nhiễm.
Tại Việt Nam, Sài Gòn là một thành phố ven biển có nguy cơ lũ lụt rất cao vì nước biển dâng. Dự báo khoa học cho thấy đến năm 2050, mức nước biển tại đây có thể lên cao 0,5m, 40% diện tích đất thành phố ngập lụt.
=> Trong tương lai nếu hiện tượng này không có những biện pháp ứng phó, quả thực sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng chú ý.

Bờ biển xói mòn
Sóng biển mạnh hơn và khiến bờ biển bị xói mòn, đe dọa sự sống các khu dân cư cùng cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân gây ra sạt lở đất, nhà cửa bị phá hủy, các công trình ven biển bị ảnh hưởng trầm trọng.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng. Một số tỉnh miền Trung như Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa,…đối mặt với thực trạng xói mòn nghiêm trọng. Thống kê thực tế cho thấy tốc độ trung bình từ 10 – 20m/năm.
Nước mặn hóa
Nước biển dâng cao khiến cho nước mặn xâm nhập vào đất liền, đất đai bị mặn hóa. Sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng trầm trọng, các loại cây trồng không thể sinh trưởng bình thường. Điều đó làm cho năng suất cùng sản lượng bị sụt giảm.
Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù là vựa lúa lớn nhất nước nhưng cũng đang phải hứng chịu hệ lụy từ nước biển dâng. Dự đoán đến 2050, diện tích ngập mặn tại đây có thể trên 40%, cuộc sống của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng vì lương thực cạn kiệt.

Tuyệt chủng
Tuyệt chủng là khiến nhiều loại động thực vật rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường sống bị ảnh hưởng, các hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, san hô mất dần,… Mực nước biển dâng đồng nghĩa với việc nhấn chìm, phá hủy nhiều nơi làm sự đa dạng sinh học mất dần.
Công bố từ các nhà khoa học cho thấy rạn san hô Great Barrier tại Úc được coi là lớn nhất thế giới. Tại đây có tới 1500 loài cá, 4000 loại nhuyễn thể và 400 loài san hô. Thế nhưng lại phải hứng chịu ảnh hưởng từ mức nước biển dâng, biến đổi khí hậu.

Hiểm họa khác
Bên cạnh 3 hệ lụy kể trên, hiểm họa từ mức nước biển dâng còn có:
- Du lịch ven biển không thể phát triển phồn thịnh như ban đầu, nhiều vùng bị ảnh hưởng do sự tàn phá từ các hiện tượng dâng cao của nước.
- Ô nhiễm môi trường nước khiến sức khỏe con người và hệ động thực vật bị ảnh hưởng. Cấp độ nguy hiểm tăng mạnh từng ngày, đe dọa sự sống trên hành tinh xanh.
- Hiểm họa thiên tai bão lũ, sóng thần ngày một xuất hiện nhiều hơn và cấp độ so với trước nguy hại gấp nhiều lần. Thiệt hại về tài sản về người là điều không thể tránh khỏi.

Các biện pháp ngăn chặn nước biển dâng cao
Nguy hại từ mực nước biển dâng là gì đã được thống kê rõ ở trên. Điều mà mỗi người chúng ta cần phải thực hiện là chung tay thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Các quốc gia đã đề xuất và lên kế hoạch thích ứng hiệu quả như sau:
- Thiết lập các rào chắn cùng hệ thống thoát nước đạt tiêu chuẩn, tránh hậu quả của xâm nhập mặn.
- Xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại với khả năng chống lũ lụt, bảo vệ đường bờ biển. Đồng thời có thể tạo ra bức tường chống sóng, kèm hệ thống thoát nước linh hoạt.
- Những con đường hư hỏng cần được sửa chữa kịp thời, thiết lập chặt chẽ các bức tường chắn sóng. Ở đây bao gồm các bãi đá, bờ đê, hệ thống đê chắn có độ cao nhất định. Điều này làm giảm thiểu hiệu quả sự xâm nhập của nước biển.
- Phủ xanh cây trồng tại các khu vực đất trống để đất có kết cấu chặt chẽ, giảm thiểu đi sự xói mòn. Tăng trường trồng rừng ngập mặn, thảm thực vật với tác dụng hút nước.
- Nghiên cứu khoa học nhiều hơn, thu thập các dữ liệu, theo dõi thường xuyên sự thay đổi của môi trường. Từ đó có các giải pháp phù hợp để ứng phó kịp thời.
- Thay đổi môi trường thông qua hoạt động thiết lập đại dương nhân tạo, khu vực sinh thái hay đầm lầy mới. Bên cạnh đó, di dời dân cư đến các khu vực có độ cao tối ưu để tránh hiện trạng nước biển dâng.
Lời kết
Mực nước biển dâng là gì đã được giải đáp tỉ mỉ trong nội dung trên đây. Vấn đề này vô cùng nghiêm trọng và bất cứ ai trong số chúng ta cũng phải hiểu rõ và nắm bắt về các biện pháp ứng phó kịp thời. Theo dõi các bài viết tại www.chatluongkhongkhi.com để cập nhật xu hướng thời tiết và chủ đề thiên nhiên mới nhất