Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam đang diễn ra ngày một nhiều, mặc dù chúng có tác dụng điều hòa khí hậu và chống sạt lở. Diễn biến phức tạp của hoạt động này trực tiếp gây ảnh hưởng tới đời sống người dân và hệ sinh thái

Tổng quan về nạn chặt phá rừng ở Việt Nam

Trong các năm trở lại đây nạn chặt phá rừng ở Việt Nam diễn biến vô cùng phức tạp. Thống kê cho thấy diện tích rừng tự nhiên suy giảm nhanh, chất lượng ngày càng sụt giảm và dẫn tới suy thoái.

  • Diện tích thiệt hại tới hơn 22.800ha kể từ 2011 đến nay.
  • Báo cáo từ bộ NN & PTNT về năm 2021, cả nước phát hiện tới 2653 vụ có vi phạm về quy định về luật rừng, so với năm 2020 giảm 13%.
  • Tổng diện tích rừng thiệt hại khoảng 1229 ha.
  • Chi cục kiểm lâm đã công bố về số liệu thống kê vào năm 2023 cho thấy vi phạm về chặt phá rừng tại nước ta là 1291 vụ.
  • Thiệt hại gây ra là khoảng 424,226ha rừng bị chặt phá. So sánh với cùng kỳ năm 2022 có giảm 18,19%, diện tích thiệt hại giảm 25,95%.

Dù số liệu cho thấy nạn chặt phá rừng ở Việt Nam có sự giảm nhẹ nhưng hàng năm vẫn có tới cả nghìn hecta bị xóa sổ hoàn toàn. Việt Nam là quốc gia có tới 200.000ha rừng ngập mặn và đứng ở các vị trí đầu trên thế giới.

Mặc dù vậy chặt phá rừng đã khiến nước ta rơi vào nguy cơ nghiêm trọng. Diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể mỗi năm cũng bởi gió bão và các hiểm họa thiên tai. Ô nhiễm môi trường cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới rừng ngập mặn.

Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam đang giảm qua từng năm

Tình trạng phá rừng ở nước ta hiện nay

Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam ngày càng diễn ra nghiêm trọng, thống kê từng vùng cho thấy Tây Nguyên và Cà Mau là hai khu vực điểm nóng.

Phá rừng tại Miền Bắc

Vùng Đông Bắc có diện tích rừng suy giảm mạnh ở các khu vực như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Nguyên nhân xuất phát từ nạn khai thác gỗ trái phép, diện tích đất canh tác, đất nông nghiệp mở rộng. Ngoài ra cũng ảnh hưởng thêm từ khai thác khoáng sản.

Vùng Tây Bắc tình trạng tàn phá rừng nghiêm trọng không kém, chủ yếu ở những tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Nhu cầu đất canh tác, gỗ sinh hoạt và xây dựng đã khiến cho thực trạng suy giảm rừng đẩy nhanh tiến độ.

Nạn chặt phá rừng
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tại miền Bắc

Tình hình chặt phá rừng Miền Trung

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích rừng bị thu hẹp tại một số khu vực như Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Khai thác gỗ trái phép cùng với diện tích trồng keo được mở rộng đã gây ra nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tại khu vực này.

Tây Nguyên là điểm nóng của cả nước khi nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ. Bao gồm khai thác, chế biến và vận chuyển trái phép về lâm sản.

Năm 2019, khu vực này có tổng diện tích rừng là 2,6 triệu ha và chiếm 17,5% tổng toàn quốc, tỷ lệ che phủ gần 46%. Trong giai đoạn 2019 – 2020, Tây Nguyên phát hiện hơn 4800 vụ vi phạm, tích thu tới gần 10000m3 gỗ.

Phá rừng
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tại miền Trung

Nạn chặt phá rừng tại Miền Nam

Vùng Nam Bộ tại Việt Nam còn khá ít diện tích rừng, chủ yếu thuộc dạng rừng phòng hộ ven biển. Quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác mở rộng, nuôi trồng thủy sản phát triển, khai thác khoáng sản là nguyên nhân gây nên nạn chặt phá rừng ở Việt Nam.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng đang bị suy giảm ở khu vực Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp. BĐKH cùng nạn chặt phá rừng ở Việt Nam khiến nước ta mất đi diện tích rừng khá lớn.

  • Do khai thác gỗ trái phép, diện tích trồng lúa mở rộng và quá trình khai thác nước ngầm.
  • Cà Mau trong vòng 10 năm qua mất tới hơn 5000 ha rừng phòng hộ khu ven biển.
  • Sở nông nghiệp tại tỉnh ghi nhận giai đoạn 2011 – 2020 có tới 4950 ha bị xóa sổ.
Chặt phá rừng
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam tại miền Nam

Hậu quả khôn lường của việc phá rừng

Thực tế nạn chặt phá rừng ở Việt Nam là một hành động mang đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Khai thác quá mức làm môi trường sinh thái và cuộc sống dân cư ảnh hưởng rõ rệt.

Đa dạng sinh học suy giảm

Rừng là nơi chốn của nhiều động thực vật quý hiếm, duy trì cân bằng sinh thái trên Trái Đất. Hậu quả của việc phá rừng là khiến môi trường sống tự nhiên bị thay đổi, một số loài động thực vật không thể thích ứng được sẽ rơi vào nguy cơ tuyệt chủng.

  • Sự đa dạng sinh học mất dần, giá trị tự nhiên giảm và văn hóa về rừng cũng ảnh hưởng.
  • Kinh tế suy thoái do du lịch, nghiên cứu khoa học, y học bị ảnh hưởng từ hệ lụy.
hậu quả của việc phá rừng
Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng

Khí hậu thay đổi

Khí hậu tất nhiên sẽ đổi thay khá nhiều và trên thực tế trong những năm trở lại đây BĐKH là một vấn nạn. Rừng với vai trò hấp thụ CO2 và thải Oxy ra bầu khí quyền.

  • Chặt phá bừa bãi khiến lượng Oxy giảm dần.
  • Hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng dần.
  • Một khi rừng bị chặt phá quá mức, lượng CO2 thải vào không khí tăng mạnh, BĐKH xuất hiện.
  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nhiệt độ tăng, hạn hán, sóng thần,…xảy ra liên tục.

Đất bị xói mòn do nạn chặt phá rừng ở Việt Nam

Rừng là một nhân tố quan trọng của Trái Đất, bảo vệ đất khỏi hiện tượng xói mòn do nước và gió. Cây cối trong rừng giúp cho đất ẩm, giàu dinh dưỡng hơn để chúng phát triển bền vững.

  • Một khi tàn phá rừng, đất trở nên khô cằn, bạc màu và rửa trôi dễ dàng, dinh dưỡng hoàn toàn biến mất.
  • Năng suất cây trồng trong nông nghiệp giảm thiểu rõ rệt, ảnh hưởng sản lượng và kinh tế.
việc chặt phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
Hậu quả của việc chặt phá rừng là đất xói mòn

Giảm chất lượng cuộc sống

Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và khiến chất lượng cuộc sống suy giảm rõ rệt. Rừng giúp cho con người có nguồn thức ăn, nước sạch, thuốc, gỗ, cảnh quan thiên nhiên.

Hậu quả của phá rừng là:

  • Lợi ích nêu trên bị suy giảm, thậm chí mất đi hoàn toàn.
  • Đời sống con người bị ảnh hưởng.
  • Những dân cư xung quanh sẽ mất đi thu nhập, vùng đô thị đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu không gian xanh.

Các biện pháp khắc phục nạn chặt phá rừng

Trong bối cảnh như hiện nay con người cần phải nắm rõ các giải pháp khắc phục nạn phá rừng. Một số biện pháp dưới đây được đề xuất nhằm ứng phó với hiện trạng.

Chính sách pháp luật

Để nạn chặt phá rừng ở Việt Nam được hạn chế cần phải ban hành và sửa đổi luật lâm nghiệp. Hoàn thiện với mục đích nghiêm minh, phù hợp thực tiễn. Trong bộ luật cần phải quy định rõ ràng về trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ rừng.

  • Có những biện pháp xử lý chặt chẽ đối với các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
  • Nhà nước cần đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp bền vững.
  • Tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp tham gia khai thác, chế biến lâm sản phù hợp, tránh tác hại của việc phá rừng.
Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng
Giải pháp khắc phục nạn phá rừng bằng luật

Nâng cao nhận thức 

Nguyên nhân chặt phá rừng phần lớn từ con người vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Giáo dục tập trung vào tầm quan trọng của rừng đối với con người và hệ sinh thái.

Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về tác hại của nạn phá rừng. Để từ đây người dân hiểu rõ các tác động, các nguy cơ tiềm ẩn và nâng cao được ý thức bảo vệ rừng.

Quản lý và bảo vệ rừng cần được tăng cường

Một trong những cách ứng phó với nạn chặt phá rừng là tăng cường lực lượng kiểm lâm.

  • Trang bị thêm nhiều phương tiện và thiết bị phục vụ cho các nhiệm vụ bảo vệ rừng khỏi sự xâm nhập trái phép của lâm tặc.
  • Áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc bảo vệ rừng cũng là một phương án hay. Ở đây bao gồm việc lắp đặt hệ thống giám sát hiện đại như vệ tinh, camera,…
  • Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc bảo vệ rừng.

Phát triển lâm nghiệp bền vững

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, khuyến khích người dân để tránh khỏi nạn chặt phá rừng ở Việt Nam. Ngoài ra có thể bổ sung thêm chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây.

  • Phát triển các mô hình kinh tế lâm nghiệp bền vững, chăn nuôi kết hợp trồng rừng, kết hợp du lịch sinh thái.
  • Kết hợp thêm các biện pháp kiểm soát khai thác, chế biến lâm sản. Triệt để nạn chặt phá rừng ở Việt Nam bằng cách nghiêm ngặt trong các sai phạm buôn lậu gỗ trái phép.

Một số biện pháp ứng phó khác

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh nạn chặt phá rừng ở Việt Nam nói trên, chúng ta có thể kết hợp thêm một số hành động khác, bao gồm.

  • Sử dụng giấy tái chế, giảm thiểu việc dùng các sản phẩm từ gỗ nhằm tiết kiệm số lượng cây bị đốn phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy.
  • Những hoạt động phủ xanh đất trống đồi trọc nên được khuyến khích. Thông qua các ban đoàn thể, tổ chức địa phương tuyên truyền tới dân cư, học sinh sinh viên,…
  • Tuyên truyền về tác hại của phá rừng trong trường học. Hay đơn cử như trong các cuộc trò chuyện với bạn bè để nâng cao ý thức hơn.
giải pháp khắc phục
Ứng phó với nạn chặt phá rừng ở Việt Nam

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam

Rừng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chúng còn được ví như lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu, ngăn chặn xâm nhập mặn hay xói mòn….

Mặc dù vậy nạn chặt phá rừng ở Việt Nam diễn biến ngày một phức tạp và cần phải khắc phục kịp thời. Diện tích ngày càng một bị thu hẹp do những hoạt động khai thác trái phép, canh tác nương rẫy,… Do đó mà mỗi công dân Việt Nam nên có trách nhiệm.

Rừng là tài sản chung trong mỗi quốc gia, có vai trò cân bằng môi trường sinh thái. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp thiết của dân cư. Không chỉ riêng kiểm lâm hay nhà nước mà là trách nhiệm các công dân phải tuân thủ.

Lời kết

Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam đang diễn ra hàng năm và có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống trong tương lai của con người. Do đó bạn nên thường xuyên tìm hiểu các bài viết của website Chatluongkhongkhi để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường sống.