Nóng lên toàn cầu là gì mà lại được quan tâm và trở thành chủ đề nóng trên thế giới? Thực tế đây là một hiện tượng tiêu cực đe dọa trực tiếp tới hành tinh xanh và toàn bộ hệ sinh thái, con người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.
Nóng lên toàn cầu là gì?
Nóng lên toàn cầu đơn giản là hiện tượng tự nhiên nói về nhiệt độ. Ở đây nôm na là nhiệt độ trung bình của đại dương cùng bầu khí quyển trên Trái Đất tăng theo thời gian, quan sát bởi các nhà nghiên cứu khoa học.
Ấm lên toàn cầu cũng thuộc một dạng của biến đổi khí hậu ở khoảng thời gian nhất định. Các nhà khoa học xác định và dễ dàng so sánh thông qua kiến thức chuyên môn đã được nghiên cứu.
Đây là hiện tượng mà trước đây chỉ xuất hiện ở một vài khu vực, có thời gian chấm dứt rõ ràng, thường do yếu tố tự nhiên (thay đổi hải lưu, quỹ đạo Trái Đất, chuyển động khí quyển). Nhưng đến thời điểm hiện tại do công nghiệp, nông nghiệp, hay xã hội phát triển, sức nóng đang dần thay đổi rất nhiều.

Số liệu ấm lên toàn cầu trong những năm qua
Thống kê sự nóng lên toàn cầu từ tổ chức khí tượng thế giới – WMO cùng ủy ban liên chính về khí hậu – IPCC cho thấy:
- Hành tinh xanh nóng lên khoảng 1,1 độ C vào khoảng 1850 – 1900, thời kỳ công nghiệp chưa phát triển vượt bậc như hiện nay.
- Theo đánh giá đang có mức nhanh hơn so với trước đây. Trung bình khoảng 0,2 độ C mỗi thập kỷ từ 2013 – 2022.
- Mốc thời gian được ghi nhận nóng nhất hiện nay là 2016 do hiện tượng El Nino gây ra. Thậm chí có thể 2024 tới đây sẽ trở thành năm nóng hơn cả.
Lý do nóng lên toàn cầu là đều do các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Xu hướng tăng ngày càng đi lên chứ không chưa từng có dấu hiệu chậm lại. Bản báo cáo cập nhật nhiệt độ hàng năm từ WMO cho thấy 2023 – 2027 có khoảng 66% nhiệt độ Trái Đất sẽ đạt mức tăng 1,5 độ C. Chắc chắn trong vòng 5 năm tới sẽ có thời điểm ghi nhận nóng kỷ lục.
Các tác nhân dẫn đến nóng lên toàn cầu
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nguyên nhân sự nóng lên toàn cầu bao gồm cả tự nhiên và tác động của con người.
Yếu tố tự nhiên
Ảnh hưởng từ tự nhiên đã và đang gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu trong những năm qua. Mặc dù vậy các nhà khoa học cho rằng tác động từ tự nhiên không quan trọng để khiến khí hậu thay đổi.
Năng lượng mặt trời
Các nhà khoa học cho rằng hành tinh này ngày càng lớn dần, bức xạ mà chúng tạo ra nhiều hơn. Chủ yếu ở quá trình tổng hợp hạt nhân diễn biến phức tạp.
Những tia mặt trời độc hại bị chệch hướng và len thẳng tới Trái Đất thông qua lỗ thủng tầng Ozone. Đây cũng là yếu tố góp phần làm BĐKH, trong đó một phần bức xạ lưu trữ ở khí quyển, khiến nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng mỗi năm.

Hơi nước trên hành tinh
Khí quyển gia tăng hơi nước làm cho nhiệt độ trung bình cũng mỗi năm tăng lên, từ đây Trái Đất dần dần nóng hơn. Hơi nước cũng được cho là một loại khí nhà kính, vai trò là giữ nhiệt tự nhiên.
Dựa vào hơi nước, con người và động thực vật tồn tại với mức nhiệt vô cùng dễ chịu. Nhưng chu trình nước thay đổi, hơi nước xuất hiện nhiều hơn làm cho hiện tượng nóng lên toàn cầu diễn biến nhanh hơn.
Chu trình của khí hậu trên hành tinh xanh
Một yếu tố khác mà ít ai có thể ngờ đến đó chính là khí hậu. Chu trình thay đổi ngay tại Trái Đất, khi kết hợp cùng với tia nắng mặt trời làm cho sự tăng nhiệt độ ngày một mạnh mẽ hơn.
Mặc dù vậy các nhà khí tượng học cho rằng nhân tố này có tầm ảnh hưởng kém hơn so với hai nguyên nhân kể trên.

Yếu tố con người
Hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người diễn biến vô cùng phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Có thể nói so với tự nhiên, các nguyên nhân nhân tạo lại ảnh hưởng nhiều và khiến hành tinh xanh xuống cấp nhanh chóng hơn.
Khí thải vào nhà kính
Khí CO2 thải vào bầu không khí là tác nhân chính gây ra hiện tượng này. Thực tế do con người đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất công nghiệp. Dân số trên Trái Đất ngày càng tăng nhiều hơn khi đó nóng lên toàn cầu cũng diễn biến phức tạp hơn.
- Sản xuất điện hay phương tiện di chuyển hàng ngày như ôtô, xe máy, phương tiện công cộng,…
- Nhiên liệu dùng nhiều, quá trình công nghiệp càng hiện đại hóa, càng phát thải lớn.
- Động lực học khí quyển thường xuyên dao động do sự hội tụ của nhiều loại khí khác nhau. CO2 không phải luôn luôn tồn tại giống nhau do nhiều sinh vật quang hợp, dùng chúng để phát triển mỗi ngày.
Tra cứu chỉ số chất lượng không khí nơi bạn sinh sống để nhận biết được mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này.
Phá rừng tiếp diễn
Nạn phá rừng bừa bãi cũng là nguyên nhân chính gây nên ra hiện tượng này. Cây cối cần CO2 quang hợp và chuyển đổi oxy phát tán ra bầu khí quyển. Phá rừng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực:
- CO2 trong bầu khí quyển tăng mạnh những năm qua.
- Sự đa dạng sinh học xuống cấp, môi trường ngày càng bị phá hủy.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, 2050 rất có thể một ½ diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị phá hủy hoàn toàn.

Dư thừa thuốc BVTV
Trong sản xuất nông nghiệp, con người ngày càng lạm dụng phân bón hóa học để làm tăng năng suất. Dư lượng thuốc BVTV tăng quá nhiều, hàm lượng oxit nito cao kỷ lục.
- So với CO2 thì dư lượng oxit nito hại hơn rất nhiều, dân số càng tăng tỷ lệ thuận với điều này.
- Nhu cầu thực phẩm để phục vụ cho cuộc sống nhiều hơn, nông nghiệp cần sản xuất nhiều và điều đó khiến lượng phân hóa học cần dùng tăng mạnh.
- Lượng lương thực càng lớn, sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, diệt cỏ, trừ sâu,…còn khiến các sinh vật xung quanh bị ảnh hưởng.
=> Nhìn chung tác động này càng nhiều thì hành tinh xanh này càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Metan trong khí quyển tăng mạnh
Hiệu ứng nhà kính bị ảnh hưởng bởi CH4 nhiều hơn CO2 gấp bội phần. Chúng được tạo ra bởi quá trình phân hủy những chất thải, rác thải ra môi trường. Khi chất hữu cơ phân hủy trong điều kiện thiếu oxy trầm trọng gây ra càng nhiều CH4. Nồng độ Metan tăng, tích trữ nhiệt tất nhiên tăng.
=> Cảnh báo Trái Đất sẽ phải hứng chịu nhiều hơn sự ảnh hưởng từ quá trình sản sinh nhiều Metan.
Dự báo sự nóng lên toàn cầu trong tương lai
Liên minh Châu Âu từng công bố trong chương trình quan sát Trái Đất cho hay, nhiệt độ tháng 9/2023 cao hơn nhiều so với thời điểm cùng kỳ các năm trước đó, nhiệt độ hơn 1,75 ở mức tiền công nghiệp.
- Tháng 7/2023 được coi là nóng kỷ lục, nhiệt độ tăng 1/3 độ C so với mức kỷ lục vào năm 2019.
- Hoạt động nhân tạo từ con người khiến nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0,1 độ C trong 10 năm.
- Các nhân tố như EL Nino, phun trào núi lửa,…khiến thời tiết khắc nghiệt hơn rất nhiều.
- Nhiều dự báo từ các quốc gia cho thấy 2024 sẽ có nhiều đợt nắng nóng kỷ lục và thậm chí còn tồi tệ hơn 2023.
- Các nhà khoa học chia sẻ rằng, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng tới 1,5 độ so với trước đây vào 2028.
- Khí hậu cực đoan ảnh hưởng trực tiếp tới con người và hệ sinh thái. Tất nhiên Trái Đất không có lợi khi nhiệt độ nóng hơn.

Hậu quả của nóng lên toàn cầu
Phải nói rằng hậu quả nóng lên toàn cầu chắc chắn không hề nhỏ và khiến toàn thể sự sống trên Trái Đất bị ảnh hưởng nhiều. Dưới đây là tổng hợp các hệ lụy mà con người chúng ra phải hiểu rõ.
Ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu tới nguồn nước
Khi nóng lên, chất lượng nước trên hành tinh xanh bị ảnh hưởng lớn. Từ đây nước sạch để sinh hoạt, tưới tiêu, công nghiệp hay cho động thực vật liên đới. Sức khỏe giảm sút, nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Tác hại của nóng lên toàn cầu tới sinh vật
Nóng lên toàn cầu làm môi trường sống của nhiều sinh vật bị ảnh hưởng lớn. Các sinh vật buộc phải thích nghi nếu không sẽ bị đào thải trong môi trường ngày càng khắc nghiệt này.
- Một số loài do không thích nghi kịp chắc chắn phải biến mất.
- Con người săn bắt động thực vật quý hiếm để phục vụ cho cuộc sống, khiến nhiều loài nguy cơ tuyệt chủng.
- Môi trường thu hẹp cũng là nguyên nhân làm cho chúng mất đi sự sống.

Con người bị ảnh hưởng
Nóng lên làm cho sức khỏe của nhân loại giảm sút:
- Bệnh tật xuất hiện nhiều thậm chí có những bệnh mà khoa học không thể chữa khỏi.
- Nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến các vi khuẩn sinh sôi thuận lợi.
- Hệ miễn dịch kém đi, năng suất lao động sụt giảm, chết vì nắng nóng ngày một nhiều.
Mực nước biển đổi thay
Nam Cực và Bắc Cực ngày càng có nhiều tảng băng tan do nóng lên toàn cầu. Mức nước biển từ đây tăng hơn làm các cơn đại hồng thủy ngày một nhiều.
- Tương lai tới, nhiều quốc gia sẽ biến mất trên bản đồ do bị nước biển nhấn chìm.
- Năm 2020 từng ghi nhận 28 nghìn tỷ tấn băng trong 23 năm qua đã tan hoàn toàn do nóng lên toàn cầu.

5 giải pháp chống lại nóng lên toàn cầu
Thực trạng nóng lên toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp đòi hỏi nhân loại cần phải có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Đề xuất 5 giải pháp dưới đây được đưa ra nhằm giảm thiểu tác động tối ưu.
Phủ xanh đất trống
Biện pháp an toàn và đạt hiệu quả mà chúng ta nên làm là phủ xanh những khu vực trống như đồi, núi,… Cây xanh hấp thụ CO2 cực kỳ hiệu quả đồng thời sản sinh ra khí oxy cho Trái Đất trong quang hợp.
Từ đây khí CO2 trong nhà kính giảm đi đáng kể, hiện tượng hiệu ứng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Chính phủ nước ta cũng đang có nhiều khuyến khích trong việc trồng rừng, tăng diện tích cây xanh toàn quốc.

Tiết kiệm điện năng
Năng lượng sử dụng bừa bãi gây ra nóng lên toàn cầu như điều hòa, tủ lạnh,…Nếu tiết kiệm sẽ góp phần giảm đi hiện tượng này. Giải pháp khắc phục là:
- Tiết kiệm khi không sử dụng điện.
- Sản xuất nhiên liệu cần giảm tải năng lượng.
- Ô nhiễm không khí hay hiệu ứng nhà kính cũng giảm đi đáng kể.
Thay đổi phương tiện di chuyển
Những phương tiện như xe máy, oto là yếu tố sản sinh ra nhiều N2O, CO2 khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm. Vậy để bảo vệ môi trường đồng thời hạn chế hiện tượng nóng lên, con người cần chuyển sang các phương tiện như xe điện, xe công cộng, xe đạp hoặc đi bộ.
Ngày nay nóng lên đang trầm trọng vì vậy con người nên thay đổi thói quen để hạn chế điều này.

Năng lượng sạch nên được dùng nhiều
Những năng lượng sạch như mặt trời hay gió cần được phổ biến nhiều hơn. Khi đó môi trường giảm ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính hạn chế và nóng lên toàn cầu suy giảm.
- Các năng lượng sạch cần được phổ rộng toàn cầu.
- Xử lý chất thải đúng cách không bừa bãi.

Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Nhà nước và các quốc gia nên đẩy mạnh về tuyên truyền bảo vệ môi trường. Đồng thời đưa ra các cảnh báo về nóng lên toàn cầu để nhận thức của nhân loại được tăng cao. Mỗi người cần có trách nhiệm với sự sống trên Trái Đất, vì một cuộc sống bền lâu.
Lời kết
Hiểu về hiện tượng nóng lên toàn cầu là gì sẽ biết được tác động của chúng. Có thể nói sức ảnh hưởng này tới Trái Đất không hề nhỏ và mỗi con người bắt buộc phải có ý thức bảo vệ môi trường.