Tầng Ozon là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người cũng như môi trường xung quanh? Có lẽ bạn đã nghe nhiều về lỗ thủng tầng Ozon nhưng vẫn còn cảm thấy mơ hồ và “ngoài tầm hiểu biết” của mình. Vậy thì hãy đọc bài viết sau để có góc nhìn sâu hơn.
Tầng Ozon là gì?
Ozon là một dạng oxi với ký hiệu O3, có mùi khá khó chịu và màu sắc xanh nhạt. Tầng Ozon là một lớp phủ nằm sâu trong tầng bình lưu, cách bề mặt Trái Đất khoảng 15 – 30km. Lớp phủ có khả năng hấp thụ khoảng 97 – 99% tia cực tím khi xâm nhập vào vỏ Trái Đất thông qua ánh nắng của Mặt Trời.
Theo nghiên cứu, chúng có thể tạo ra bởi việc phá vỡ các phân tử O2 thông qua tia cực tím, khi đó hình thành nên oxi nguyên tử. Kết quả cuối cùng là liên kết với nhau để tạo ra O3.
Năm 1913, tầng Ozon chính thức được tìm ra bởi hai nhà vật lý của Pháp là Henri Buisson và Charles Fabry. Lớp phủ này thực chất tồn tại ở hai dạng gồm:
- Không hại: Dạng này hình thành liên tục đồng thời phân hủy ở tầng bình lưu. Có thể hiểu là lớp phủ này xuất hiện sẵn trong môi trường tự nhiên.
- Có hại: Một dạng được tạo ra bởi chính con người trên Trái Đất. Chúng là kết tinh của phản ứng hóa học giữa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – VOC và oxit của nito. Thông thường dễ nhìn thấy ở tầng đối lưu cao hơn 10km so với tầng tiếp giáp mặt đất.
Vai trò của tầng Ozon là gì?
Mặc dù tầng Ozon có kích thước không dày nhưng lại được coi là tấm khiên chắn bảo vệ tối ưu cho Trái Đất. Vậy vai trò của tầng ozon là gì? Điều hòa sự sống trên trái đất
Những tia độc hại sản sinh từ ánh nắng Mặt Trời khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số loại tia phổ biến như hồng ngoại, cực tím, UV, tử ngoại,…đều vô cùng độc hại. Những tia này sẽ khiến cho cấu trúc tế bào da bị phá hỏng, mắt bị ảnh hưởng đồng thời cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư da.
Tầng Ozon sẽ ngăn chặn một phần những tia độc hại chiếu thẳng vào Trái Đất. Khi đó con người cũng như hệ sinh thái được bảo vệ tốt hơn, tuổi thọ tăng cao và hạn chế bệnh tật.
Duy trì sự ôn hòa của khí hậu
Ozon trực tiếp hấp thụ một phần bức xạ các tia độc hại chiếu từ Mặt Trời, từ đó có vai trò điều hòa nhiệt độ Trái Đất. Khi không có lớp phủ này, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng lên rất nhiều và biến đổi khí hậu. Cuộc sống con người cũng như hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề.
Mang lại lợi ích cho đời sống con người
Đối với công nghiệp, tầng Ozon giúp hình thành nên nhiều sản phẩm hữu ích. Bao gồm khử trùng nước đóng chai, hỗ trợ đắc lực cho quá trình kết hợp giữa các phân tử.
- Có khả năng làm trắng các loại vải, giúp chất dẻo có độ kết dính bền vững.
- Tầng ozon còn có thể dùng để đánh giá về tuổi thọ của các mủ cao su.
- Giúp cho cơ thể cân bằng, hỗ trợ tốt trong quá trình oxy hóa.
- Ozon giúp tiêu diệt các sinh vật lạ trong không khí và nước làm ảnh hưởng đến con người.
- Có thể tiêu diệt gọn ghẽ các tế bào ung thư đang phát triển giai đoạn đầu, có thể sản xuất ra oxy hoa hoạt hóa.
Thủng tầng ozon là hiện tượng gì?
Thủng tầng Ozon là hiện tượng Ozon bị suy giảm trầm trọng ở tầng bình lưu của không khí. Những nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra vào khoảng đầu thế kỷ XX ở phía Nam Cực.
Cho đến năm 1987, các nhà nghiên cứu tại Đức đã tìm thấy hiện tượng này ở cả Bắc Cực. Xã hội ngày một phát triển kéo theo sự suy giảm Ozon đáng báo động hơn, hai cực Trái Đất xuất hiện nhiều lỗ thủng lớn.
Hiện tượng thủng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường sống của Nam Cực và Bắc Cực. Dù công nghệ 4.0 đang phát triển thần tốc nhưng trên thực tế khắc phục suy giảm tầng Ozon vẫn chưa thể nghiên cứu thành công.
Nguyên nhân thủng tầng ozon
Nguyên nhân thủng tầng ozon là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người và chỉ khi hiểu được điều này con người mới có những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất. Từ nghiên cứu khoa học cho thấy có hai nguyên nhân chính đến từ tự nhiên và con người.
Nguyên nhân tự nhiên
Nghiên cứu cho thấy do sự thay của vị trí Mặt Trời kết hợp với một vài thay đổi ở tầng bình lưu, núi lửa phun trào chính là nguyên nhân đầu tiên được xác định. Mặc dù vậy các nhà khoa học cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời, không có quá nhiều ảnh hưởng tới việc tầng ozon bị thủng .
Nguyên nhân do con người
Nguyên nhân do con người chủ yếu xuất phát điểm từ hoạt động dùng quá mức những hợp chất gây hại bao gồm Methyl chloroform – CH3CCL3, Carbon tetrachloride – CCl4, CFC,…
Hầu hết là những loại khí lạnh được con người dùng trong hệ thống làm mát. Chúng khiến tầng Ozon bị suy giảm trầm trọng đặc biệt nhất là ở khu vực Nam Cực.
Ngày nay việc sản xuất hay sử dụng CFC đang dần bị ngăn cấm trong bối cảnh thủng tầng Ozon đang diễn ra mạnh mẽ. Dù vậy thì đến nay vẫn chưa thể xóa bỏ tình trạng này triệt để khiến thực trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và cần rất nhiều thời gian để hồi phục.
Hậu quả nghiêm trọng do thủng tầng ozon gây ra
Phải nói rằng thủng tầng ozon làm ảnh hưởng tiêu cực tới con người và toàn bộ hệ sinh thái trên Trái Đất. Những hậu quả này không phải trước mắt mà ngày càng trầm trọng hơn về lâu dài nếu không được xử lý triệt để.
Suy giảm chất lượng không khí
Lỗ thủng tầng Ozon làm cho tia tử ngoại UV-B chiếu thẳng xuống bề mặt Trái Đất ngày một nhiều hơn. Loại tia này vô tình gây ra những chất hoạt động mạnh, góp phần tăng cường phản ứng hóa học và hệ lụy là ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Con người dễ dàng nhận ra hậu quả của thủng tầng Ozon trong cuộc sống hiện nay. Đơn cử như các trận mưa axit xuất hiện ngày một nhiều hơn, khiến cho cây trồng, vật nuôi và thậm chí sinh hoạt của con người bị ảnh hưởng nặng nề.
Mất cân bằng hệ sinh thái
Suy giảm tầng Ozon khiến cho sự tăng trưởng hay sinh sản của sinh vật trên Trái Đất bị ảnh hưởng rõ rệt. Hệ miễn dịch của các loài giảm đáng kể trong những năm qua theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia.
Vậy tình trạng này có ảnh hưởng tới sinh vật không? Tất nhiên là có.
- Các tia tử ngoại là yếu tố chính thức gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật phù du.
- Nguồn thức ăn tiêu biến dần dẫn đến việc các loài động vật không thể sinh sống ổn định.
Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều loài quý hiếm bị tiêu diệt triệt để.
Vậy ảnh hưởng của tầng Ozon tới thực vật thì sao? Những tia cực tím len lỏi qua lỗ thủng khiến cây cối bị hư hại rất nhanh, quá trình quang hợp bị cản trở. Thực vật chậm phát triển và mất mùa diễn biến liên tục. Hàng loạt cây cối bị chết khiến bầu không khí mất đi sự trong lành.
Thủng tầng ozon gây ra biến đổi khí hậu
Những tác động của tia cực tím làm cho tác hại của hiệu ứng nhà kính xảy ra mãnh liệt hơn. Trái Đất nóng dần lên, các cơn lốc xuất hiện ngày một nhiều, di chuyển nhanh tới các khu vực có bức xạ mặt trời lớn.
Tác động của hiệu ứng nhà kính rất lớn đối với biến đổi khí hậu. Có thể kể đến như:
- Tăng tia UV-B gây hại cho con người.
- Các trận mưa axit xuất hiện thường xuyên hơn trên toàn cầu, đặc biệt là các khu vực tập trung khu công nghiệp, chế xuất…
- Gây ra hiệu ứng nhà kính.
- Ghi nhận nhiều trận lốc xoáy với cường độ mạnh.
Tại Việt Nam cũng đã nhiều lần xuất hiện mưa axit tại Cà Mau năm 1998 hay Hà Nội, HCM, Bình Dương, Đà Nẵng… trong những năm gần đây. Đặc biệt là ở Cần Thơ, trong 10 năm gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa axit đã lên tới 58%, Tây Ninh là 57,9%.
Ảnh hưởng xấu đến con người và động vật
Thủng tầng Ozon thì các tia độc hại từ Mặt Trời đã lọt qua “lớp màng bảo vệ” này và đi tới Trái Đất nhiều hơn.
- Gây ra sự phá vỡ cấu trúc hệ miễn dịch, ung thư ngày một xuất hiện nhiều.
- Bức xạ lớn từ Mặt Trời khiến cho mắt cùng da của con người bị giảm miễn dịch.
Biện pháp ngăn chặn suy giảm tầng ozon kịp thời
Biện pháp ngăn chặn suy giảm tầng Ozon có rất nhiều và trong khả năng của mỗi ngày. Hãy chung tay hạn chế sự biến đổi này bằng cách:
- Sử dụng năng lượng tái tạo không gây hại môi trường và tiết kiệm điện năng như năng lượng mặt trời, gió…
- Hạn chế sử dụng như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thay bằng những sản phẩm thân thiện với môi trường như thuốc có thành phần hữu cơ.
- Sử dụng các phương tiện chạy pin để hạn chế khí thải ra bầu khí quyển.
- Nước thải hay các nguyên vật liệu dư thừa tại khu công nghiệp, chế xuất cần được xử lý sạch sẽ trước khi đưa ra ngoài.
- Dùng túi vải, túi giấy để thay thế bao bì làm từ nhựa hay xốp.
Để nâng cao ý thức cộng đồng, ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon đã ra đời. Đây là một ngày trọng đại được diễn ra vào 16/9 hàng năm với mục đích giúp mọi người hiểu biết về sự suy giảm lớp phủ này tác động đến chúng ta ra sao và đưa ra những giải pháp cụ thể.
Lời kết
Có thể thấy rằng một khi hiểu tầng Ozon là gì bạn sẽ có thêm kiến thức quan trọng để bảo vệ môi trường sống của chúng ta và thế hệ tương lai. Truy cập Chatluongkhongkhi.com để đón đọc nhiều tin tức bổ ích liên quan và có những hành động thiết thực nhé.