Xâm nhập mặn là gì? Hiện tượng cực đoan này là do biến đổi khí hậu và tác động của con người gây ra. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Đó chính là điều chúng tôi muốn chia sẻ trong bài viết này,

Xâm nhập mặn là gì?

Xâm nhập mặn hay là hiện tượng đất bị nhiễm mặn do nồng độ muối tăng cao bất thường. Điều này xảy ra là do nước biển xâm lấn từ hiện tượng triều cường khiến một lượng muối lớn tích tụ vào đất gây mặn.

Hiện tượng này cũng thay thế dần nước ngọt thành nước mặn ở trong các tầng chứa nước thuộc các khu vực ven biển. Chúng khiến cho nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm và gây nên những thiệt hại nặng nề cho nông nghiệp cũng như đời sống người dân.

Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn là hiện tượng đất bị tích tụ muối

Nguyên nhân dẫn đến xâm ngập mặn

Xâm nhập mặn chính là hậu quả của việc biến đổi khí hậu xảy ra hằng năm. Hiện nay, việc dự báo hoàn toàn có thể thực hiện và tìm ra được nguyên nhân để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Biến đổi khí hậu – Nguyên nhân xâm nhập mặn hàng đầu

Tình trạng xâm nhập mặn xảy ra chủ yếu là do hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

  • Nhiệt độ tăng cao toàn cầu khiến băng tan ở hai cực Bắc và Nam làm cho nước biển dâng cao bất thường và xâm lấn vào đất liền.
  • Lượng mưa và nhiệt độ tăng khiến tốc độ bổ sung nước ngầm có sự thay đổi rõ rệt. Vì vậy, nước mặn từ biển ngày càng xâm nhập mạnh thay thế nước ngọt.
nguyên nhân xâm nhập mặn
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân xâm nhập mặn hàng đầu

Các hoạt động của con người

Hoạt động của con người ảnh cũng là yếu tố quan trọng. Việc khai thác đất bừa bãi, phá rừng để làm nông nghiệp và tạo nên các công trình thủy lợi khiến đất bị thay đổi cấu trúc.

Bên cạnh đó, con người cũng đang khai thác quá mức các nguồn nước ngầm để phục vụ đời sống, sản xuất. Điều này khiến nước ngọt bị cạn kiệt nghiêm trọng và không có sự bổ sung lại khiến lượng nước mặn thay thế ngày càng nhiều.

Do lượng nước ngọt bị thiếu hụt mạnh

Nguyên nhân xâm nhập mặn ở ĐBSCL, Việt Nam chủ yếu là do vào mùa khô ít mưa và nắng nhiều. Vì vậy, lượng nước ngọt từ trên thượng lưu đổ về không nhiều nên không đủ để trung hòa muối trong nước biển để đẩy ngược ra.

Hậu quả của xâm ngập mặn

Tác hại của xâm nhập mặn gây ra cho con người và tự nhiên là rất lớn. Bạn cần tìm hiểu để có thể hiểu rõ được những hậu quả của hiện tượng này:

Đối với tự nhiên

Hiện tượng xâm nhập mặn đang ngày càng tăng về diện tích và gây hậu quả không hề nhỏ đến với môi trường tự nhiên:

  • Lượng muối lớn trong nước biển sẽ bị hòa tan vào đất và bị giữ lại khiến kết cấu đất bị phá vỡ. Vì vậy, khả năng thẩm thấu cũng như thoát nước trong đất bị giảm mạnh.
  • Đất bị sụt lún gây giảm mạnh diện tích đất liền ở ven biển.
  • Nhiều loại cây không thể thích nghi được với điều kiện đất mặn nên không sinh trưởng và phát triển được.
tác hại của xâm nhập mặn
Những tác hại của xâm nhập mặn vô cùng nghiêm trọng đến tự nhiên

Đối với con người

Hậu quả của xâm nhập mặn tác động như thế nào đến con người vô cùng nặng nề, cụ thể:

  • Nước sinh hoạt để tắm giặt, vệ sinh,…. bị thiếu trầm trọng. Do nước chứa muối ăn mòn các vật dụng dẫn và chứa nước.
  • Tình trạng nước mặn gây ô nhiễm môi trường tạo cơ hội cho nhiều dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, các bệnh về da cũng xuất hiện ngày một nhiều gây hại cho thẩm mỹ và sức khỏe con người.
  • Người dân mất dần đất ở, nhà cửa bị sụt lún do đất nhiễm mặn bị mất cấu trúc.
  • Sản xuất nông nghiệp bị đình trệ do lúa, cây ăn quả không thể thích nghi với đất mặn. Bên cạnh đó, đất bị mất tính màu mỡ, khô nứt dẫn đến mất mùa liên tục khiến kinh tế vùng bị giảm sút.
  • Các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nghiêm trọng do các loài không thể sống trong vùng nước bị nhiễm mặn.

4 giải pháp đối phó với hiện trạng xâm ngập mặn

Hiện nay, nhiều giải pháp đã được tạo ra để giảm thiểu tình trạng này. Hãy tham gia ngay vào các hoạt động này để tránh thời tiết cực đoan hơn.

Xây lắp công trình ngăn mặn, dự trữ nước ngọt – Giải pháp xâm nhập mặn hiệu quả

Cơ sở môi trường ở các tỉnh ven biển phải chú trọng quan sát và kiểm tra thường xuyên nồng độ muối có trong nước và đất. Bên cạnh đó, các công tác cập nhật kết quả và liên tục cảnh báo người dân để kịp thời phòng chống cũng rất cần thiết.

Các địa phương phải tập trung xây dựng công trình thủy lợi để dự trữ nước ngọt. Đặc biệt, xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long là nặng nề nhất cần xây dựng thêm các con đập ngăn mặn, đắp để cao để ứng phó với sự dâng cao của nước biển.

giải pháp xâm nhập mặn
Tạo các công trình ngăn mặn, dự trữ nước ngọt

Giải quyết hạn mặn cho cây trồng

Biện pháp chống xâm nhập mặn là gì luôn là trăn trở của rất nhiều ban ngành và người dân. Để ứng phó tốt nhất cho ngành nông nghiệp, cách thức đối phó tốt nhất đó chính là chủ động chống mặn cho cây trồng.

  • Người dân nên sử dụng rơm rạ để ủ gốc tránh thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây trồng.
  • Việc chuyển sang trồng các loại cây có tính thời vụ chịu được mặn giúp hạn chế các thiệt hại đáng kể.
  • Các hộ nuôi thủy sản cần phải theo dõi độ mặn của nước thường xuyên. Điều này giúp xác định được đâu là khoảng thời gian phù hợp nên nuôi để tránh tình trạng xâm nhập mặn.

Sử dụng tiết kiệm và trữ nước ngọt

Như đã nói ở trên, xâm nhập mặn ở Việt Nam ngày càng nặng nề khiến nguồn nước ngọt cạn kiệt nghiêm trọng. Vì vậy, tất cả người dân ở vùng ven biển cần thực hiện tiết kiệm các nguồn nước ngọt một cách tối đa.

  • Việc tái sử dụng nước cho các mục đích khác nhau như sinh hoạt, tưới tiêu,… cũng rất cần thiết.
  • Người dân cũng nên xây dựng thêm các bể chứa để dự trữ nước ngọt. Quá trình bảo quản phải được thực hiện nghiêm ngặt để tránh xảy ra tình trạng bị bốc hơi khi mùa khô tới.
xâm nhập mặn ở Việt Nam
Trữ nước ngọt là giải pháp xâm nhập mặn thiết thực

Lắp hệ thống lọc nước

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra nhanh và trầm trọng hơn trước rất nhiều. Vì vậy, biện pháp ứng phó trực tiếp và hiệu quả nhất đối với hiện trạng này đó là xây dựng, lắp đặt nhiều hệ thống lọc nước mặn.

  • Các thành phần muối sẽ được trung hòa và tạo ra nguồn nước ngọt dự trữ.
  • Nước sau khi lọc sẽ được sử dụng cho sinh hoạt của người dân và tưới tiêu cho các loại cây nông nghiệp.

=> Đây là mô hình cần được nghiên cứu và nhân rộng để mang lại lượng nước ngọt dồi dào cho người dân.

Lời kết

Xâm nhập mặn là gì là câu hỏi đã được giải đáp rất chi tiết. Qua đây bạn cũng có thể biết rõ thêm về nguyên nhân, hậu quả cũng như các biện pháp hữu hiệu phòng chống hiện tượng cực đoan này.

Ngoài những bài viết kiến thức bạn còn có thể tra cứu chất lượng không khí của 63 tỉnh thành Việt Nam tại trang web của chúng tôi.